Đam mê chơi trượt ván và bắn súng trên... game online
Có nhiều câu chuyện về Huy mà giờ nghe,ệnthúvịgiờmớikểvềPhạsoi kèo cũng thấy thật thú vị. Huy không phải sinh ra để dành cho bắn súng. Huy rất yêu bắn súng nhưng là bắn súng trên game online. Huy chơi rất giỏi. Và một đam mê lớn nhất hồi "trẻ trâu" của Huy lại là món… trượt ván (skateboard) cơ. Huy trượt ván rất cừ. Buồn cười là Huy yêu trượt ván đến mức, cu cậu ước ao Việt Nam có đội tuyển trượt ván để được thi đấu.
Nhưng bố mẹ thấy con mê game và trượt ván thì lo. Thế này thì học hành sao được. Mà lại cũng khó quản lý. Bố mẹ bàn nhau "hay thôi, "vác" nó lên CLB, cho nó tập bắn súng". Bố của Huy, cựu xạ thủ cực nổi tiếng – Phạm Cao Sơn và mẹ cũng là dân bắn súng chuyên nghiệp - Đặng Thị Hằng, cũng không ngờ, cái quyết định ấy mang tính chất rất gia đình ấy, lại đem đến cho thể thao Việt Nam và bắn súng Việt Nam, một nhân tài.
Xạ thủ giành HCV ASIAD 19 đầu tiên cho Việt Nam: Con nhà nòi, học trò HLV Hoàng Xuân Vinh
Huy ngoan, không cãi, lên đội tuyển vì nghe lời bố mẹ, chứ cũng không thích thú lắm. Cũng có lúc xao nhãng này kia và có lần còn suýt bị cho về địa phương. Nhưng rồi Huy dần có thành tích. Trong màu áo đội Hải Phòng (quê Huy ở Hải Phòng mà). Thành tích nhỏ nhỏ thôi, giả dụ HCV giải vô địch trẻ trong nước, rồi HCV giải trẻ Đông Nam Á. Nhưng những tấm huy chương đầu đời ấy, làm Huy vui, Huy phấn khởi. Huy có triển vọng nên được gọi vào đội tuyển quốc gia.
Huy bảo bố mẹ: "Thôi, con quyết tâm chọn bắn súng làm nghề của đời mình. Còn bỏ game, bỏ trượt ván". Bao "đồ nghề" của game, của trượt ván, Huy "sang nhượng" hết. Môn bắn súng chuyên nghiệp, cần nhiều dụng cụ chuyên môn, Huy sắm sanh cho mình và cho cả cậu em trai (Phạm Đăng Quang, giờ cũng đang theo bắn súng). Bố mẹ thấy thế thì mừng lắm. Nhưng luôn nhắc con, không được lơ là, không được thiếu tập trung. Bởi bắn súng này, chỉ cần không rèn luyện chăm chỉ là trình xuống ngay. Được cái, Huy ngoan, không cãi bao giờ. Gia đình có nhóm chát trên zalo. Một năm, Huy về Hải Phòng, về thăm gia đình đâu được vài lần. Nhưng nhóm chát trên zalo là nơi để bố mẹ và các con chia sẻ với nhau mọi điều. Bao gồm cả "mắng", cả dặn dò, dĩ nhiên là tất cả những lời yêu thương dành cho các con. Bao nhiêu nỗi nhớ dồn vào những dòng tin qua điện thoại. Để chả bao giờ, cả nhà thấy như đang xa nhau.
Bao giờ có công ăn việc làm ổn định rồi mới cưới
Kể về Huy với tấm HCV môn bắn súng ASIAD, thì cũng nên kể thêm chuyện này, Huy còn rất giỏi tin học và vẽ trên máy tính. Huy vẽ rất đẹp. Hồi bé, Huy khéo tay, lắp ráp đồ chơi thuộc về kỹ thuật nhanh nhoay nhoáy. Huy được bố khen thông minh, nhưng bố cũng không bao giờ đưa Huy lên tận mây xanh. Khi Huy lớn và thành danh, bố Sơn lại sợ Huy mắc bệnh ngôi sao. Sợ con sau thành tích vang dội ở ASIAD mà bị phân tán tư tưởng. Nên bố "bỏ nhỏ" Huy, là con sẽ chịu nhiều áp lực lớn đấy, phải biết cách vượt qua, bằng những suy nghĩ trong trẻo, tích cực. Anh chàng vui tính, hóm hỉnh bảo vâng.
Huy chọn bắn súng là "nội dung trọng điểm" của đời mình. Sự nghiệp của Huy còn gắn liền với sự nghiệp học hành nữa. Huy đang "khoác áo" Trường ĐH TDTT Từ Sơn. Sinh viên năm 2. Bạn gái của Huy cũng đang khoác áo sinh viên Học viện Tài chính (ngành kế toán). Huy và bạn gái thống nhất đi đến một quan điểm: khi nào có công ăn việc làm ổn định rồi mới cưới. Huy báo cáo bố mẹ thế. Bố mẹ bảo, các con lớn rồi, bố mẹ tin các con.
Mơ ước cháy bỏng đến được Olympic
Hôm Huy chuẩn bị thi đấu môn bắn súng 10 súng hơi nam tại ASIAD, Huy lại nhắn vào nhóm chát gia đình. Huy hơi hồi hộp. Bố mẹ cũng thế chứ. Thậm chí hồi hộp hơn cả con. Nhưng vẫn động viên, con cứ cố gắng làm tốt nhất những gì mình có. Tập trung tối đa vào từng lượt bắn. Tháo bỏ sức ép tinh thần. Huy bảo vâng.
Chàng sinh viên năm 2, bắn số điểm rất cao. HCV đến theo cách không thể tuyệt vời hơn. Nhưng Huy biết, sau ASIAD, sự nghiệp của mình còn nhiều mục tiêu quan trọng khác nữa mà nếu không cố gắng, sẽ không chạm tay vào được. Mà quên không kể, quá trình Huy đến với HCV ASIAD cũng có chút ít khó khăn là thiếu đạn. Nhưng Huy nằm trong tốp VĐV trọng điểm nên cơ số đạn được cấp nhiều hơn so với một số đồng đội khác. Huy cũng được đi tập huấn Hàn Quốc. Ngày 20.10 tới, Huy quay lại Hàn Quốc. Để làm gì? Để chinh chiến giải vô địch châu Á. Với thử thách cực đại: giành vé dự Olympic Paris 2024. Mơ ước cháy bỏng của Huy và của bất kỳ VĐV Việt Nam nào khác là đến được với đấu trường khắc nghiệt - danh giá nhất thế giới.
Huy bảo Huy sẽ cố gắng! Cố gắng và cố gắng!